RSS

Category Archives: Kiến trúc giáo dục

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh là một trường trung học phổ thông công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập năm 1927 và là một trong 3 trường trung học đầu tiên được thành lập tại Sài Gòn, với tên Trường Trung Học Petrus Ký. Đây được xem là một trong bốn trường trung học phổ thông chuyên (hoặc có lớp chuyên) có chất lượng giáo dục tốt nhất thành phố hiện nay

Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket

 

Nhãn: , ,

Trường Collete

Photobucket
Photobucket

 

Nhãn:

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho)

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu , tiền thân là Collège de My Tho là một trường trung học phổ thông tại Mỹ Tho, Tiền Giang. Thành lập năm 1879, trường là một trong các cơ sở giáo dục lâu đời nhất của Nam Kỳ và Việt Nam.

Ngày 17 tháng 3 năm 1879, thống đốc Nam Kỳ Le Myre De Vilers ban hành nghị định, cho phép tỉnh Mỹ Tho thành lập một trường trung học lấy tên là trường “Collège de My Tho” (nghị định bổ sung ngày 14 tháng 6 năm 1880).
Khởi đầu từ một trường Tiểu học (École Primaire) gọi là trường tỉnh (École de province), dạy tới lớp Nhứt (cours supérieur, tức lớp 5 bây giờ), trường xây bằng lá, cất ở gần khu Nhà Việc làng Ðiều Hòa, nay là khu Trung tâm Thương mại Mỹ Tho, bên kia đường Lê Lợi. Năm sau trường tiểu học Mỹ Tho dời đến nơi hiện nay mà trước kia là nhà của vị quan triều Tự Ðức tên là Ngô Phước Hội, gần tòa bố chính. Trường được thành lập trên khu đất rộng 25.000 mét vuông
Collège de My Tho hoạt động được 10 năm, đến ngày 11 tháng 12 năm 1889, vì thiếu ngân sách nên Thống đốc Nam Kỳ ra lịnh đóng cửa hệ trung học, còn hệ tiểu học vẫn tiếp tục, vì thế một số học trò trung học phải lên Sài Gòn học ở trường Collège D’Adran. Ðến năm 1894, Collège D’Adran ngưng hoạt động nên Thống Ðốc Nam Kỳ phải mở lại trường Collège de My Tho để thâu nhận học trò trung học Nam Kỳ Lục tỉnh và quyết định dùng ngân sách của trường Collège D’Adran để mở lại Collège de My Tho.

Đến năm 1917, trường mở một chi nhánh ở Cần Thơ với tên gọi Collège Can Tho (sau là trường Trung học Phan Thanh Giản tại Cần Thơ). Đến năm 1924, trường đã tổ chức được đủ các lớp bậc trung học cấp 2 (lúc đó còn gọi là Cao đẳng tiểu học) và được tổ chức thi để cấp bằng “Thành chung” (Diplôme d Études Complémentaires hay Diplôme d’Études Primaire Superieur Indochinois, còn gọi là Bằng Cao đẳng tiểu học, tương đương bằng tốt nghiệp cấp 2 bây giờ, lúc đó đã là bằng cấp cao trong xã hội) cho học sinh
Đến năm 1918 trường được xây thêm hai dãy lầu nữa ở phía Bắc và Nam để hợp với dãy lầu trước đó tạo thành một ngôi trường hình chữ U và từ từ về sau trường được xây dựng thêm những dãy phòng học mới khang trang hơn và cơ sở vật chất dần ổn định
Năm 1941 đến 1942, Nhật chiếm Mỹ Tho lấy Collège de My Tho làm nơi đóng quân, một số lớp dời đến học tại đình Ðiều Hòa cho tới năm 1942
Ngày 2 tháng 12 năm 1942, trường đổi tên là Collège Le Myre de Vilers. Năm 1953, Tổng trưởng giáo dục Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Thành Giung ký Nghị định 179-NÐ ngày 22 Tháng 3 năm 1953 đổi tên trường thành trường trung học Nguyễn Ðình Chiểu tới nay [2].

Từ ngày 26 tháng 8 năm 1957 trường Nữ trung học Lê Ngọc Hân được xây dựng và từ đó trường Nguyễn Đình Chiểu chỉ còn dành cho nam sinh, cho tới năm 1975

Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket

 

Nhãn: , ,

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam – Học viện Lục quân Đà Lạt

Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

Photobucket

Photobucket

Học viện Lục quân Đà Lạt

Photobucket

 

Nhãn: ,

Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Trường được khởi công xây dựng vào năm 1927, hoàn thành vào năm 1935, lấy tên là trường Lycée Yersin để ghi nhớ Bác sĩ người Pháp gốc Thụy sĩ Alaxandre Yersin- người đã khai sinh thành phố Đà Lạt.

Photobucket
Photobucket

Photobucket
Photobucket

Trước 1975, lúc đầu, trường còn có tên là Grand Lycée (phân biệt với trường Petit Lycée – đào tạo HS tiểu học), đào tạo HS từ lớp 6 đến lớp 12 theo chương trình Pháp.Từ năm 1970 đến năm 1975, trường có tên Trung tâm giáo dục Hùng vương, đào tạo HS tiểu học theo chưong trình Việt, đồng thời có một cơ sở Sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học đặt trong ngôi trường này
Photobucket

Photobucket

Ngày 3/9/1976, Bộ Giáo dục ký quyết định số 1784/QĐ biến Trung tâm Giáo dục Hùng Vương thành trường Cao Đẳng Sư Phạm. Ngày 6/10/1976, Chính phủ ký quyết định số 280/QĐ công nhận trường Cao Đẳng Sư Phạm Đà lạt là một trong sáu trường Cao Đẳng Sư phạm đầu tiên ở phía Nam. Trường có nhiệm vụ đào tạo GV cấp 2 ( Trung học cở sở) không những cho tỉnh Lâm Đồng mà còn cho cả một số tỉnh bạn như Đồng Tháp, Sông Bé…

Photobucket

Photobucket

 

Nhãn:

Trường Đại học Sư phạm Huế

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

Photobucket

 

Trường Quốc Gia Hành Chánh – Học viện Hành chính

Trường Quốc Gia Hành Chánh được thành lập từ năm 1952 tại Đà Lạt và được đặt trực thuộc Bộ Quốc Gia Giáo Dục do Nghị Định số 246-Cab/SG ngày 7-4-1952.
Năm 1954 Trường Quốc Gia Hành Chánh được cải tổ và đặt trực thuộc Phủ Thủ Tướng do Nghị Định số 560-PTT/TTK ngày 22-8-1954.
Năm 1955, Trường Quốc Gia Hành Chánh dời về Sài Gòn do Nghị Định số 483-TTP/TTK ngày 9-8-1955. Trường được đổi danh hiệu thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và đặt trực thuộc Phủ Thủ Tướng. Đến năm 1957, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đặt trực thuộc Phủ Tổng Thống. Sau đó, từ năm 1966 Học Viện Quốc Gia Hành Chánh đặt trực thuộc Phủ Thủ Tướng cho đến ngày 23-6-1973 với Sắc lệnh số 583-TT/SL của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa cải danh Học Viện Quốc Gia Hành Chánh thành Trường Quốc Gia Hành Chánh và đặt trực thuộc Phủ Tổng Ủy Công Vụ.

Photobucket

Photobucket

Sau 1975:

Học viện Hành chính tiền thân là Trường Hành chính được thành lập ngày 29/5/1959. Lúc đó trường có nhiệm vụ huấn luyện cán bộ cấp huyện. Cơ sở ban đầu của trường đặt ở thôn Phù Lưu, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Tô Quang Đẩu – Thứ trưởng Bộ Nội vụ – làm Hiệu trưởng.

Ngày 29-9 1961, theo nghị định số 130-CP của chính phủ, trường Hành chính được đổi tên thành trường Hành chính Trung ương.

Năm 1991, trường Hành chính Trung ương được đổi tên hành Trường Hành chính quốc gia.

Ngày 6/7/1992, trường mang tên mới là Học viện Hành chính quốc gia.

Năm 1996, Học viện bắt đầu tổ chức đào tạo hệ đại học.

Năm 2002, Học viện Hành chính quốc gia được chuyển vào Bộ Nội vụ (Việt Nam).Cùng năm, Học viện tổ chức đào tạo Hệ nghiên cứu sinh.

Ngày 7/5/2007, Bộ Chính trị đã ra quyết định hợp nhất Học viện Hành chính quốc gia và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trường mang tên hiện nay là Học viện Hành chính.

Photobucket

Photobucket

Photobucket

 

Nhãn: ,

Trường trung học Sao Mai – Trường Trần Phú (Đà Nẵng)

Photobucket

Photobucket

Photobucket

 

Nhãn:

Viện Đại học Vạn Hạnh

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Viện Đại học Vạn Hạnh là viện đại học tư thục ở Sài Gòn do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập vào năm 1964 dưới chính thể Việt Nam Cộng hoà. Đây là viện đại học tư thục đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1975, dưới chính quyền mới, Viện Đại học Vạn Hạnh bị giải thể.

Trước năm 1964, Sài Gòn có trường cao đẳng Phật học với tên Phật học Đường Nam Việt thuộc chùa Ấn Quang.Sau cuộc chính biến 1963 và sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chủ trương đào tạo nhân sự và đưa Phật giáo vào cuộc sống thường nhật được Giáo hội xúc tiến qua việc xây dựng một cơ sở giáo dục bậc đại học. Với nỗ lực đó, Viện Đại học Vạn Hạnh được thành lập với hai mục tiêu: xây dựng nhà giáo dục… làm sống dậy lòng tin cho tuổi trẻ… với châm ngôn Duy Tuệ Thị Nghiệp, tức là mọi hoạt động của cơ sở giáo dục này cốt để phát triển trí tuệ. Viện đại học chọn mang tên thiền sư Vạn Hạnh, vị danh tăng Việt Nam thời nhà Lý. Một trong những người sáng lập viện đại học này là Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Viện Đại Học Vạn Hạnh được thành lập năm 1964, là một cơ sở giáo dục cấp đại học đầu tiên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và là hậu thân của Viện Cao Đẳng Phật Học, được hợp thức hoá bằng Nghị Định số 1805-NĐ/PG/NĐ ngày 17 tháng 10 năm 1964 của Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa, và do Quyết Định số 156-VT/QĐ ngày 13 tháng 11 năm 1964 của Viện Hóa Đạo, cử T.T. Thích Minh Châu làm Viện Trưởng, trụ sở tạm đặt tại Chùa Pháp Hội và Chuà Xá Lợi ở Saigon.

Trong niên khóa đầu tiên 1964-1965, Viện chỉ mới mở hai Phân Khoa: Phân Khoa Phật Học và Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn với sĩ số 696 sinh viên.

Năm 1966 Viện mới xây cất xong cơ sở riêng, địa chỉ số 222 Trương Minh Giảng, Saigon. Tòa nhà chính với bốn tầng lầu là nơi đặt văn phòng làm việc của Viện Trưởng, văn phòng các Phân Khoa, văn phòng các Nha sở, Thư viện, Câu lạc bộ, v.v.. và các giảng đường, phòng học của sinh viên.

Niên khóa 1966-67, Viện mở thêm Trung Tâm Ngôn Ngữ với Quyết Định số 108/ĐHVH/QĐ ngày 14 tháng 8 năm 1968, nâng sĩ số sinh viên Vạn Hạnh thờI đó lên tới 802 sinh viên.

Vì nhu cầu sinh viên gia tăng, năm 1970 Viện phải xây thêm Toà nhà B, làm cơ sở cho Phân Khoa Giáo Dục được mở đầu niên khóa 1970-71, do Nghị Định số 1610/GD/KHPC/NĐ ngày 9 tháng 9 năm 1971 của Bộ Giáo Dục. Đây là Phân khoa thi tuyển nhập học đầu tiên của Viện Đại Học Vạn Hạnh với sĩ số trúng tuyển nhập học là 280 sinh viên cho tất cả các Ban, đã nâng sĩ số sinh viên toàn Viện lên đến 3.685 sinh viên.

Trong niên khoá 1971-72, do nhu cầu quốc phòng, một số sinh viên phải lên đường nhập ngũ, sĩ số của bốn Phân Khoa và Trung Tâm Ngôn Ngữ vẫn có đến 3.404 sinh viên.

Cùng với đà tiến triển, năm 1972 Viện xây cất thêm Toà nhà C mới đủ cho nhu cầu sinh viên gia tăng. Tổng số sinh viên của niên khoá 1972-73 không kể số học viên của Trung Tâm Ngôn Ngữ đã lên tới 3.661, và cũng trong niên khoá này, Phân Khoa Khoa Học Xã Hội đã trở thành Phân Khoa thi tuyển nhập học.

Cho tới niên khoá 1972-73, Viện Đại Học Vạn Hạnh có 4 Phân Khoa: hai Phân Khoa đòi hỏi sinh viên phải qua một kỳ thi tuyền nhập học năm thứ nhất là Phân Khoa Giáo Dục và Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, hai Phân Khoa còn lại là Phân Khoa Phật Học, Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn, và một Trung Tâm Ngôn Ngữ. Niên khóa 1973-1974 Viện mở thêm Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng, trụ sở đạt tại đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận.

Như vậy cơ sở 1 của Viện Đại Học Vạn Hạnh bao gồm các toà nhà tọa lạc tại 222 Truơng Minh Giảng, Saigon và cơ sở 2 tọa lạc taị đường Võ Di Nguy, Phú Nhuận với sự thành lập Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng vào năm 1974.

Cơ sở chính gồm có các Văn Phòng Viện Trưởng, Văn phòng 4 Phân Khoa, Trung Tâm Ngôn Ngữ, Thư Viện, Nha Học Vụ, Nha Sinh Viên Vụ, Văn Phòng Giao Tế, Văn Phòng Phát Triển, Trung Tâm An Sinh và Phát Triển Xã Hội, v.v.. các giảng đường và lớp học, Câu Lạc Bộ, Trung Tâm Sinh Hoạt Sinh Viên cộng thêm dãy nhà trệt dành cho cơ sở Ấn Quán vạn Hạnh. Cơ sở thứ hai bao gồm văn phòng Phân Khoa Khoa Học Ứng Dụng và các phòng học của sinh viên.

Niên khoá 1967-68, Viện thành lập Phân Khoa Khoa Học Xã Hội, do Nghị Định số 1931–GD/QCNV/NĐ ngày 9 tháng 9 năm 1971 của Bộ Giáo Dục, sĩ số ghi danh học năm đầu tiên của Phân Khoa này đã lên đến 1.190 sinh viên trong tổng số sinh viên toàn Viện là 1.938.

Viện Đại Học Vạn Hạnh là hội viên của nhiều tổ chức quốc tế như Hiệp Hội Đại Học Đông Nam Á (The Association of Southeast Asian Institution of Higher Learning) và Hiệp Hội Khoa Học Xã Hội Đông Nam Á (Southeast Asian Social Sciences Association) và là Hội viên Sáng Lập Hội Đồng Đại Học Tư Lập Việt Nam.
Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Viện Đại học Vạn Hạnh bị chính quyền mới trưng dụng và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mất quyền sở hữu. Viện Đại học Vạn Hạnh phải đóng cửa[6] và một phần của nó trở thành một cơ sở của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Kỳ cấp phát văn bằng đầu tiên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, tổ chức ngày 26 tháng 5 năm 1969 đã cấp phát văn bằng Cử Nhân Phật Khoa cho 21 sinh viên đậu từ năm 1966 đến 1968, và văn bằng Cử Nhân Văn Học và Khoa Học Nhân Văn cho 23 sinh viên đậu từ năm 1967 đến 1968.

Năm 1984, Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM được thành lập với tên gọi là Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam, có nguồn gốc từ trường Đại học Vạn Hạnh, ngôi trường đại học đầu tiên của Phật giáo tại Việt Nam đã đào tạo thành công một thế hệ thanh niên Việt Nam hiện đang giữ những vai trò then chốt trong các cơ quan nhà nước.
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket
Photobucket

Photobucket

 

Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn – Trường Đại học Ngân Hàng – Indovina Bank

Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn trên đường Hàm Nghi (tên không đổi) – Võ Di Nguy (nay là đường Hồ Tùng Mậu). Năm 1965, biệt động thành Sài Gòn tiến hành đánh bom tòa nhà này.

Photobucket
Photobucket
Photobucket

Trường Đại học Ngân Hàng.
Photobucket
Indovina Bank
Photobucket